Chế độ dinh dưỡng cần cho thỏ khỏe mạnh
Hãy nắm rõ và chắc những kiến thức cùng nhu cầu dinh dưỡng nếu như bạn muốn nuôi một chú thỏ trong nhà mình nhé!
Thỏ là động vật có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, ngoài những thức ăn được làm sẵn ra thì thỏ cũng có thể ăn các loại rau, cũ, quả cùng những chế phẩm khác có trong gia đình bạn. Khi nuôi thỏ để có thể tăng trọng lượng cho thỏ một cách nhanh chóng các bạn có thể bổ sung thêm những thức ăn dạng tinh bột. Những thức ăn chứa nhiều đạm, vitamin cần được bổ sung một cách hợp lý nhất. Tùy vào từng giai đoạn, từng lứa tuổi mà các bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất sao cho phù hợp nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
Bao gồm những chất và định lượng cố định như sau:
Tinh bột: có chứa nhiều trong cách loại hạt ngũ cốc, sắn, khoai trong quá trình tiêu hóa các chất này sẽ được phân giải thành đường cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng lớn. Nhất là những con thỏ sau khi chúng cai sữa vào thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột lên. Còn những chú thỏ hậu bị 4-6 tháng tuổi, những chú thỏ cái giống nhưng không sinh đẻ thì lượng tinh bột cần phải giảm xuống để tránh khỏi hiện tượng vô sinh do béo phì. Khi nào thỏ đẻ và bắt đầu nuôi con được 20 ngày lượng tinh bột cần phải tăng lên gấp 2-3 lần so với khi nó đang mang bầu. Giai đoạn này thỏ mẹ phải phục hồi sức khỏe và sản xuất ra sữa để nuôi cho thỏ con bú. 20 ngày sau sức tiết sữa của thỏ giảm thì lượng tinh bột cần thiết cũng được giảm theo.
Đạm: đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cơ thể của thỏ. Trong thời kỳ thỏ mẹ mang bầu mà thiểu đạm thì sinh con sẽ rất yếu ớt còi cọc, sức đề kháng của thỏ con cũng kém hẳn xuống. Sữa mẹ của nó rất ít và việc nuôi sống đàn con cũng không cao. Sau khi thỏ con cai sữa lúc này cơ thể của nó cũng chưa phát triển được hoàn hảo nếu như bị thiếu đạm sẽ còi cọc dễ nhiễm bệnh về sau.
Chất xơ: đối với cơ quan tiêu hóa của thỏ thì hầu như thức ăn thô chiếm phần lớn trong dạ dày của chúng có tác dụng chóng đói, đảm bảo cơ chế sinh lý tiêu hóa diễn ra một cách bình thường nhất. Đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn thô chủ yếu đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ con. Khi bạn cho nó ăn quá ít lá, cỏ các chất khô, chất xơ thì thỏ sẽ bị ỉa chảy hoặc cho ăn nhiều quá lại sinh ra táo bón.
Vitamin: cho thỏ ăn nhiều lá, cỏ, rau thì sẽ không dẫn đến việc thiếu vitamin. Trường hợp cung cấp thiếu vitamin A thỏ sẽ sinh sản rất kém cùng với chứng rối loạn sinh lý do sinh sản nữa. Thỏ con chậm phát triển và nhiễm phải các hội chứng viêm da, niêm mạc, viêm kết mạc và những triệu chứng đường hô hấp khác. Vitamin E là nhân tố quan trọng đối với thỏ mẹ trong giai đoạn sinh sản nếu thiếu nó thai sẽ phát triển rất kém, trầm trọng hơn nữa thỏ chết khi sơ sinh, thỏ đực thì không được hăng hay tinh trùng kém, tỷ lệ thụ thai thấp xuống. Trường hợp thiếu vitamin B thỏ sẽ bị viêm thần kinh, nghiêng đầu, chậm lớn, bại liệt cơ thể, kém ăn, thiếu máu. Thiếu vitamin D thỏ sẽ bị còi cọc mềm xương.
Các chất khoáng khác: là thành phần dinh dưỡng cực kì quan trọng đối với những chú thỏ nuôi bị nhốt trong lòng. Thiếu các chất như canxi, phốt pho thỏ sẽ bị còi xương khả năng sinh sản kém thai hay bị chết lưu. Thiếu muối sẽ dẫn đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa, chậm lớn…
Nước uống: Nhu cầu nước uống của thỏ phụ thuộc nguồn nước thực vật và nguồn nước uống, nhiệt độ không khí, hàm lượng thực vật khô, các thức ăn trong ngày. Khi vào hè thỏ ăn nhiều các thức ăn khô và cũng cần một lượng nước gấp 3 lần so với thông thường. Nhu cầu sử dụng nước của thỏ cũng phụ thuộc hoàn toàn vào lứa tuổi cùng các thời kỳ sinh trưởng khác nhau
+ Thỏ giai đoạn vỗ béo – hậu bị giống 0,2-0,5 lít nước/ 1 ngày
+ Thỏ chửa 0,5-0,6 lít nước/1 ngày
+ Thỏ sau khi đẻ 0,6-0,8 lít nước/ 1 ngày
+ Thỏ giai đoạn tiết sữa tối đa 0,8-1 lít/ 1 ngày
Khi cho thỏ ăn các thức ăn xanh như rau, củ, quả mặc dù chúng đã đáp ứng được 60% lượng nước thỏ cần nhưng cũng phải cho nó uống nước. Vì khi thiếu nước thỏ rất dễ chết hơn là thiếu thức ăn. Thỏ không thể nào nhịn khát được đến ngày thứ 2 nó sẽ bỏ ăn gầy xuống rồi chết vào ngày 10-12.
Hãy nắm rõ và chắc những kiến thức cùng nhu cầu dinh dưỡng nếu như bạn muốn nuôi một chú thỏ trong nhà mình nhé!
Leave a Reply